Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Digital Marketing Line Media Việt Nams

Digital Marketing Line Media Việt Nam

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

7 Công cụ phân tích fanpage đối thủ miễn phí


Bạn muốn nâng cao hiệu quả các chiến dịch trên Facebook của mình? Bạn có bao giờ thắc mắc đối thủ của mình đang thật sự hoạt động trên Facebook như thế nào?
Thật may! Hiện nay không thiếu các công cụ phân tích fanpage hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong việc này. Thậm chí là chúng hoàn toàn miễn phí.
Các công cụ hỗ trợ phân tích fanpage không chỉ giúp cung cấp cho bạn các số liệu, phân tích hiệu suất Fanpage của chính bạn và cả của đối thủ để có thể hiểu được toàn bộ câu chuyện đang diễn ra và có thể đưa ra chiến lược phù hợp.
Và tôi sẽ chia sẻ với bạn 7 công cụ phân tích Fanpage hoàn toàn Free mà tôi khá thích. Và tôi nghĩ chúng sẽ thật sự có ích cho bạn!

1. Facebook Insights

Một điều hết sức hiển nhiên! Nếu bạn muốn hiểu Facebook không phải chúng ta nên bắt đầu từ chính nó hay sao? Và thật sự, Facebook có hẳn riêng một công cụ giúp đỡ chúng ta chính là Facebook Insight.



Facebook Insights
Với Facebook Insight chúng ta dễ dàng tìm được thông tin, số liệu chi tiết qua nền tảng của Facebook.
Và hơn bữa bạn có thể sử dụng Facebook Insight hoàn toàn miễn phí. Và ai cũng có thể sử dụng nó ngay. Chỉ cần trang Fanpage Facebook của có số lượng fan hiện tại không dưới 30 người.



Bạn có thể sử dụng Facebook Insight miễn phí.
Công cụ cung cấp cho bạn số liệu chi tiết các bài viết và khả năng tương tác của chúng. Và các dữ liệu về khách hàng của bạn bao gồm cả nhân khẩu học và vị trí địa lý. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn thông tin những người đang tương tác trên trang Facebook của mình.



Với công cụ phân tích fanpage này, bạn có thể tìm hiểu toàn bộ số liệu của toàn trang hoặc từng bài viết cụ thể
Bạn có thể tìm hiểu toàn bộ số liệu về khả năng tương tác của toàn trang. Hoặc từng bài viết cụ thể để hiểu hơn về tính hiệu quả của từng loại content mà bạn đang sử dụng.
Tôi phải nói rằng độ chi tiết của công cụ này là vô cùng vô cùng ấn tượng. Dù bạn có đang sử dụng một công cụ khác để phân tích fanpage mình hay đối thủ đi chăng nữa, bạn cũng có thể phải sử dụng chúng cùng lúc kết hợp với Insight để đạt được các hiệu quả mong muốn.

2. Fanpage Karma

Fanpage Karma sẽ hỗ trợ phân tích tài khoản của bạn lẫn của đối thủ, gồm các mạng xã hội: Facebook, Twitter. Google+, Instagram, YouTube và Pinterest. Tuy nhiên, các tính năng hữu ích của Karma được phát huy mạnh mẽ nhất chính là với Facebook.



Công cụ Fanpage Karma sẽ phát huy mạnh mẽ nhất khi dùng với Facebook.
Với gói Free, bạn sẽ được cung cấp các phân tích chi tiết trong 90 ngày qua của 1 trang. Ngoài ra, còn có một bảng so sánh với đối thủ và không giới hạn về số lượng đối thủ..
Ngoài ra Fanpage Karma còn cho ra các bảng báo cáo và cảnh báo định kỳ hàng tuần. Nếu bạn muốn hãy cài đặt chọn chế độ này.



Bảng báo cáo và cảnh báo định kỳ về fanpage.
Bên cạnh đó, các so sánh được Karma cung cấp miễn phí. Bao gồm: độ tương tác, mức tăng trưởng, nguồn content thường được sử dụng và các keyword, nội dung bài đăng đứng đầu, tần suất, độ tương tác theo ngày và thời gian, dạng bài viết cùng các số liệu khác.
Bảng phân tích fanpage chi tiết về keyword và nguồn content tương tác (được gắn theo màu thể hiện mức độ), độ dài, loại bài đăng, lịch sử bài đăng và nhiều thứ khác.
Điểm mạnh của Fanpage Karma là giao diện độc đáo hiển thị các biểu đồ và đồ thị so sánh. Điều này cho phép bạn đánh giá nhanh các điểm mạnh, yếu của trang cùng lĩnh vực, hoặc đối thủ. .



Fanpage Karma sở hữu một giao diện độc đáo.
Từ đó có thể đào sâu hơn về các loại content, thời gian và keyword tool để hiểu lí do đằng sau các dữ liệu đó. Sau đó có thể điều chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp.
Công cụ tôi sẽ chia sẻ tiếp theo đến bạn là…

3. Sociograph.io

Tương tự Fanpage Karma, Sociograph.io là một công cụ đánh giá fanpage tuyệt vời! Bạn có thể phân tích nội dung bất kỳ trang Fanpage nào của mình một cách hoàn toàn miễn phí.
Công cụ sẽ hiển thị cho bạn tổng số bài viết, số người comment và đã like bài đăng của bạn. Ngoài ra công cụ cũng show ra các số liệu khác như số lượt like, share và comment trung bình trên mỗi bài đăng.
Nếu bạn cần, các dạng bài đăng khác nhau và các bài đăng hàng đầu trong các khung thời gian nhất định cũng sẽ được hiển thị.



Công cụ phân tích fanpage này sẽ giúp bạn dễ dàng thống kê thông tin một cách rõ ràng.
Bạn có thể xem lại các trang được tạo ban đầu. Và dĩ nhiên, công cụ này không cung cấp được nhiều thông tin mang tính hành động cho bạn. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn thống kê thông tin lại rõ ràng và dễ dàng để tính toán.

4. Facebook “Info and Ads” Tool

Lại tiếp tục một công cụ nghiên cứu không thể bỏ qua khác từ chính Facebook. Facebook đã phát triển công cụ này nhằm phục vụ cho việc tăng tính minh bạch của các Fanpage.
Khoảng 6 tháng trước, Facebook đã chuyển “Info and Ads” Tool sang Thư viện Quảng cáo, một nền tảng tương tự nhưng bao hàm hơn.



Facebook đã phát triển công cụ phân tích fanpage này nhằm phục vụ cho việc tăng tính minh bạch của các Fanpage.
Mặc dù mục đích thật sự của “Info and Ads” Tool là để người dùng có thể tìm hiểu và biết họ đang xem nội dung quảng cáo đang chạy nào từ các thương hiệu nào, nhưng chính điều này lại ngẫu nhiên giúp bạn có thể lợi dụng để có được lợi thế.
Nếu bạn muốn theo dõi hiệu quả các đối thủ cạnh tranh của mình, chỉ cần một cú click chuột. Tôi nghĩ không còn cách nào có thể nhanh hơn (và hoàn toàn miễn phí) để tìm hiểu về quảng cáo của đối thủ hiện đang hoạt động như thế nào như cách này.
Bạn chỉ cần tìm nhập trang của đối thủ vào thanh tìm kiếm trên giao diện chính để bắt đầu.
Ưu điểm:
  • Công cụ vô cùng hữu ích cho các công ty mới và các Startup. Nó giúp họ có thể đặt bước chân đầu tiên lên con đường cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Hiệu quả cho việc sử dụng các bộ lọc địa lý để kiểm tra đối thủ của bạn có đang chạy quảng cáo ở vị trí quanh bạn và các vị trí khác không.
Nhược điểm:
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể sử dụng công cụ này với mục đích tương tự nhằm tìm ra các quảng cáo của bạn và nghiên cứu.
  • Và đối thủ cũng có thể gắn cờ quảng cáo của bạn là không phù hợp mà không cần bất kỳ lí do nào.
  • Tuy vậy, bạn không thể thấy được chi tiết lượt like, comment và lượt share của 1 bài viết cụ thể.

5. MeltWater

Mặc dù chỉ đang sản xuất demo, nhưng với tiền thân là công cụ phân tích fanpage LikeAlyzer nổi tiếng, MeltWater với bộ tính năng tương tự, cũng được trông đợi nhiều từ người dùng và fan hâm mộ.
Chia sẻ về LikeAlyzer, đây là công cụ giúp tối ưu và phân tích mạng truyền thông xã hội của đối thủ cạnh tranh một cách đơn giản. Nó phù hợp cho bất kỳ ai đang lên và có chiến lược social trên Facebook.
Công cụ này sẽ đề xuất cho bạn những page nào nên xem. Cũng như sẽ đánh giá về cách trang của bạn đang hoạt động. Đồng thời, khuyến nghị cho bạn hành động thực tế cần thiết để thực hiện có thể cải thiện chúng.
Bạn cũng có thể so sánh bản thân trang của mình với các trang khác. Từ đó tìm ra những thiếu sót của mình với đối thủ.
Bên cạnh đó, các kết quả phân tích của công cụ cung cấp vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Nhưng có một điều tôi cũng phải thừa nhận về công cụ này. Đó là LikeAlyzer cũng không thật sự cung cấp cho bạn biết được nhiều nhiều thông tin cho lắm. Dù vậy bạn hoàn toàn có thể trông đợi vào phiên bản nâng cấp MaltWater. Sao không thử đăng ký để nghĩa qua demo sớm nhất có thể nhỉ?

6. Klear

Công cụ nghiên cứu Klear trước đây là Twtrland. Đây là nền tảng giúp nhận diện người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng, cho ra các bảng phân tích. Với chức năng tìm kiếm những người có sức ảnh hưởng theo kỹ năng, lĩnh vực và/hoặc theo vị trí của họ, Klear sẽ cung cấp cho bạn 10 người cho mỗi hạng mục nếu bạn sử dụng tài khoản Free.



Công cụ phân tích fanpage này có chức năng tìm kiếm những người có sức ảnh hưởng trên Facebook.
Bạn cũng có thể nghiên cứu về tần suất, mức độ hoạt động cũng như danh sách những tài khoản khác mà tài khoản đó đang thường xuyên tương tác nhất.
Khi bạn chuyển qua Tab Network trên công cụ sẽ có một danh sách của những người đang follow và tương tác với tài khoản được xếp theo cấp độ.
Tab Demingraphics sẽ hiển thị độ tuổi, location, giới tính và sở thích. Mặc dù bạn phải nâng cấp tài khoản để có thể xem được nhiều hơn 1 hoặc 2 kết quả cho mỗi mục.
Với công cụ này, bạn có thể xây dựng cho mình một danh sách những người có ảnh hưởng và cũng là công cụ tuyệt vời để tìm hiểu về tài khoản của chính đối thủ cạnh tranh của mình.
Klear xây dựng bảng Top Content một cách rất trực quan và dễ đọc. Giúp bạn tiếp cận không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng tệp khách hàng mà tài khoản đối thủ đang tiếp cận.

7. Boardreader

Giao diện Boardreader đơn giản. Với một thanh tìm kiếm giúp bạn tiếp cận với các bài review và các bài được đăng trên forum. Đây vốn là những thông tin thường bị quên lãng trong dữ liệu social media.



Broadreader giúp phân tích fanpage một cách đơn giản chỉ với một thanh tìm kiếm.
Bạn có thể tìm hiểu về các bài viết, chủ đề xu hướng trong hôm trước và trong một năm gần đây.
Các tính năng tìm kiếm nâng cao cho phép bạn lọc các kết quả giúp tìm hiểu chi tiết hơn.



Công cụ Boardreader cho phép bạn tìm kiếm nâng cao bằng cách lọc các kết quả tìm kiếm.
Biểu đồ “Trendy” giúp bạn dễ dàng so sánh về mức độ các thương hiệu đối thủ được nhắc tới. Mặc dù bạn không thể biết rõ được nội dung những lần được nhắc tới đó là các phản ứng tiêu cực hay thật sự tích cực.
Dù sao, với công cụ phân tích fanpage này cũng có thể là điểm khởi đầu hiệu quả cho bạn để bắt đầu cho việc phân tích một cách thật sự Free.
Giờ đây, có lẽ với sự hỗ trợ của 7 công cụ phân tích fanpage free trên bạn đã có thể dễ dàng kiểm tra về sự hiện diện cũng như hoạt động của các đối thủ trên Facebook. Công việc bây giờ của bạn sau bài viết chia sẻ này chính là sử dụng các tài nguyên tài một cách thật hiệu quả. Thiết lập các mục tiêu hành động để có thể cải thiện được chiến lược của mình.

Bài viết tham khảo:
linemedia.vn@gmail.com

Search Intent là gì? Phương pháp cải tiến Content SEO mới nhất 2020



Hành trình đem đến những kết quả tìm kiếm chất lượng cho người dùng của Google liên tục thay đổi trong vài năm qua. Google đã phát triển đáng kể để cung cấp chính xác những gì người dùng đang tìm kiếm mà không chỉ dựa vào các yếu tố SEO truyền thống.
Xuyên suốt quá trình ấy, ý định tìm kiếm – Search Intent, đã trở thành yếu tố ngày càng quan trọng, chi phối kết quả tìm kiếm nhiều hơn các yếu tố xếp hạng SEO cũ như backinks, thẻ tiêu đề (title tags)… của bài viết. Thậm chí Domain Authority giờ đây không còn quan trọng như giai đoạn từ 2010 – 2015.
Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ:
  • 9 loại Search Intent chính hiện nay và cách bạn phân loại chúng
  • Cách ứng dụng Search Intent vào việc cải tiến content vừa cung cấp giá trị cho người dùng vừa chiến thắng đối thủ.
Ok cùng tìm hiểu nào! Vấn đề đầu tiên về ý định tìm kiếm – search intent.

Cách chúng ta nhìn nhận về Search Intent (ý định tìm kiếm) không thay đổi gì nhiều so với những năm 2000

Có hai cách phân loại search intent phổ biến rất thường gặp trong những năm vừa qua.
Kiểu phân loại đầu tiên mà hầu hết ai trong chúng ta cũng biết:
  • Điều hướng (Navigational)
  • Thông tin (Informational)
  • Giao dịch (Transactional)
Phương pháp này bắt nguồn từ một bài báo review năm 2002 của Andrei Broder tại Altavista.
Bài viết của Broder định nghĩa từng loại ý định tìm kiếm như sau:
  • Điều hướng: Mục đích trước mắt là để truy cập vào một trang web cụ thể.
  • Thông tin: Mục đích là để có được một số thông tin giả định trên nhiều trang web khác nhau.
  • Giao dịch: Mục đích là để thực hiện một số hoạt động trên website.
Đến đầu những năm 2010, Google bắt đầu đề cập tới vấn đề phân loại search intent này. Họ đưa ra khái niệm “micro moment” – là thời điểm tích tắc mà ý định người dùng lên cao nhất, và phân các ý định tìm kiếm thành:
  • Tôi muốn Biết (Know)
  • Tôi muốn Đi (Go)
  • Tôi muốn Làm (Do) 
  • Tôi muốn Mua (Buy). 
So với “Điều hướng, Thông tin và Giao dịch” thì dường như cách phân chia ý định tìm kiếm này của Google gần gũi với người dùng hơn.
2 hệ thống phân loại truyền thống trên giúp người mới tìm hiểu nhanh chóng nắm bắt được bản chất của search intent. Nhưng trong việc tìm hiểu ý định tìm kiếm của người dùng, chúng không thực sự chính xác.
Tại sao tôi lại nói như vậy, bởi vì có những từ khóa mang ý định tìm kiếm quá rộng hoặc chồng chéo.
Ví dụ nhanh như “kính bơi có độ cận”, bạn sẽ nghĩ người dùng muốn tìm hiểu về khái niệm kính bơi có độ cận, hay muốn mua kính bơi có độ cận?


SERPs cho “kính bơi có độ cận” mang 2 intent khác nhau: tìm hiểu và mua sắm

Nhận định đúng ý định tìm kiếm của người dùng đằng sau mỗi truy vấn là cách để chuyên viên SEO và Content Creator cung cấp giá trị tốt hơn cho người dùng, và cải thiện kết quả công việc, tức là cải thiện chất lượng SEO. Và tầm quan trọng của SEO chắc tôi không cần nói đến nữa.
Vậy phân loại search intent như thế nào để có thể áp dụng vào cải tiến content hiệu quả? Chúng ta cùng qua phần tiếp theo!

Làm thế nào phân loại ý định tìm kiếm?

OK, vậy, chính xác làm thế nào để bạn xác định đúng search intent của một keywords bất kì? Tôi tin chắc trong đầu bạn đang nghĩ đến câu hỏi này!
Câu trả lời là: Hãy nhìn và phân tích SERP (trang kết quả tìm kiếm) trả về.

1) Ý định nghiên cứu thông tin

Đây là loại ý định phổ biến nhất, thông thường kết quả trả về sẽ bao gồm các cụm từ tìm kiếm tạo ra những kết quả học hỏi, nghiên cứu như trang: Wikipedia, giải thích khái niệm, các ví dụ học thuật, rất nhiều bài viết hoặc bài viết trên blog, bài viết chuyên sâu và các tính năng SERP khác mà giúp người dùng tìm câu trả lời hoặc hỗ trợ tìm hiểu sâu một chủ đề nào đó.


Dạng Featured Snippets


Dạng Knowledge Carousels

2) Ý định tìm câu trả lời nhanh

Khác một chút với ý định nghiên cứu, có khá nhiều người chỉ tìm kiếm vài khái niệm hoặc thông tin đơn giản. Họ không muốn phải click chuột vào link rồi ngồi nghiên cứu nó – họ chỉ muốn một câu trả lời nhanh chóng.
Lúc này, Google sẽ trả về kết quả tìm kiếm theo dạng hộp định nghĩa (definition boxes), hộp trả lời (answer boxes), hộp tính (calculator boxes), tỷ số thể thao, v.v.. và SERPs khác có phiên bản của hộp trả lời khác feature snippet. Do vậy, các link web sẽ có tỷ lệ nhấp (CTR) rất thấp trên kết quả tìm kiếm.
Kết quả thời tiết – người dùng muốn có một câu trả lời rõ ràng.
Đổi tỷ giá nhanh gọn – nhờ được Google hiển thị bằng answer box, đã làm giảm đi rất nhiều CTR của các kết quả tự nhiên khác.
Ví dụ về hộp tỉ số thể thao, khi người dùng muốn biết nhanh về tỉ số là bao nhiêu và tình hình đi vào chung kết của các đội.

3) Ý định mua hàng

Ý định tìm mua hoặc nghiên cứu sản phẩm của người dùng khá rõ ràng, vì thế Google có xu hướng  hiển thị các mục Mua sắm và các tính năng có mục đích mua bán khác. Kết quả tìm kết cũng trả về các link của các trang thương mại điện tử quen thuộc như Lazada, Tiki, hoặc Amazon… URL hiển thị dạng /san-pham/, hoặc danh mục / trang.
Một số shopping box trả về trên SERPs thường là dấu hiệu rõ ràng của ý định giao dịch 
Nhiều trang sản phẩm / trang danh mục thương mại điện tử nổi bật (bên cạnh kết quả mua sắm) và đoạn trích đánh giá sản phẩm cũng là những dấu hiệu của ý định giao dịch.

4) Tìm kiếm địa điểm Local

Các local pack – bộ kết quả địa điểm, những điểm đánh dấu địa lý (geographic markers) gần đây đã bắt đầu hiển thị trong các kết quả search.
Bản đồ Map hiển thị là dấu hiệu rõ dàng nhất của dạng ý định này. Khi Google nhận ra loại Intent này thì sẽ trả về các địa điểm Local ngay.
Ngoài ra, sẽ có xuất hiện bản đồ trong bảng tri thức (knowledge panel) khi ai đó hỏi về địa điểm.
Map thường nằm đầu kết quả tìm kiếm, là một dấu hiệu về ý định tìm kiếm địa điểm.

5) Ý định tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh)

Khi nhu cầu người dùng muốn xem hình ảnh, các SERP sẽ xuất hiện 100 kết quả hàng đầu. Nếu các hình ảnh này đứng ở vị trí trong top 10 thì dấu hiệu Intent này càng rõ.
Hoặc, khi 2 hàng kết quả trong 10 vị trí đầu tiên trả về là các trang web như Pinterest thì bạn có thể kết luận đây là intent nhu cầu hình ảnh chẳng sai vào đâu được!
Nhu cầu xem hình ảnh thể hiện rõ ràng qua số lượng hình ảnh xuất hiện nhiều trong SERPs
Image xuất hiện trong kết quả tự nhiên số 1, với gói hình ảnh nổi bật là dấu hiệu của Intent hình ảnh mạnh mẽ.

6) Ý định tìm kiếm video

Ban đầu tôi định phân loại Video Intent cùng với hình ảnh là một danh mục Visual Intent, nhưng khi tôi nghiên cứu kỹ hơn kết quả tìm kiếm, rõ ràng Video thực sự là một loại ý định riêng biệt. 
Kết quả tìm kiếm về các video, hình thu nhỏ video (thumbnail) và trích đoạn video nổi bật hiện đang trở nên phổ biến. Video đang trở nên quan trọng, xứng đáng được tách riêng là dạng Intent độc lập.
Những slide video này là dấu hiệu video intent phổ biến nhất mà chúng ta thấy.

7) Ý định tìm các tin mới / tin thời sự (News Intent)

Khi chúng ta thấy xuất hiện các hộp câu chuyện (Story box) nằm ở kết quả hàng đầu; hoặc ngay cả các link Tweet/Facebook về các mục xem nhiều trong những ngày / tuần / tháng trong bảng kết quả. Điều đó cho chúng ta biết rằng có một khối lượng lớn nội dung tin tức được tạo ra bởi chủ đề này. 
Top Stories trong kết quả tìm kiếm là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy người dùng đang tìm kiếm tin tức.

8) Ý định tìm hiểu thương hiệu

Truy vấn có mục đích tìm hiểu thương hiệu thường xuất hiện ra kết quả là trang chủ thương hiệu link tới website. Giống hình thế này.
Liên kết của trang web lớn là dấu hiệu rõ ràng của ý định thương hiệu.

9) Ý định mix nhiều loại, hỗn hợp (Split Intent)

Cái intent cuối cùng này giống kiểu ý định hỗn hợp.  Split intent xuất hiện với các truy vấn không rõ ràng ý định. 
Bánh mì Việt Nam là một ví dụ cho Split intent cơ bản, khi bảng kết quả tìm kiếm trả ra vừa local business, vừa knowledge graph, vừa tin tức gần đây.
Với keyword Sheldon thì cũng là 1 split intent khi kết quả xuất hiện bao gồm người dùng có thể muốn nghiên cứu chương trình Young Sheldon (phim này khá hay), video clip, thời gian phát sóng trên TV, thông tin về Sheldon Cooper, v.v.
Vậy là tôi đã giới thiệu đến bạn 9 search intent có thể nhận thấy rõ ràng từ SERPs. Dựa trên những dấu hiệu, bạn có thể chọn lọc ý định tìm kiếm cho từ khóa muốn nhắm đến và triển khai bài viết gồm những thành phần phù hợp, giúp tranh hạng hiệu quả hơn.

Câu hỏi thường gặp & cân nhắc khi xác định Search Intent

“Làm thế nào khi không xác định được Intent rõ ràng của Keyword?”

Ý định tìm kiếm thì luôn đa dạng và cách hình thành ý định cũng khá phức tạp. 
Người dùng có thể không biết họ đang tìm kiếm video khi họ tìm kiếm “cách thắt cà vạt”, nhưng chúng ta có thể lên top cho từ khóa tìm kiếm đó nếu có video hướng dẫn trong bài – Sau cùng thì nó cũng nhằm mục đích hỗ trợ người dùng.
Một người dùng có thể không biết đến search intent dạng hình ảnh là gì khi tìm kiếm “ý tưởng sơn nhà đẹp”, nhưng phân tích SERPs sẽ giúp bạn phát hiện Ý định tìm kiếm những mẫu hình đẹp về sơn nhà của người đó.
Việc phân tích này đem lại kết quả rất quan trọng là hiểu người dùng muốn gì rồi điều chỉnh nội dung bài viết của mình có những phần đó!

“Khi nào tôi biết được Ý định tìm kiếm đã thay đổi? 

Khi ý định tìm kiếm thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực nội dung của bạn. Bạn sẽ có thể phát hiện ra vấn đề này nhờ các công cụ hỗ trợ khác.
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cho thấy bạn mất vị trí top cho một từ khóa đã đứng nhất trong suốt 2 năm qua. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn từ trang đó sẽ giảm.
Đó là những điều bình thường xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của một SEOer. Và đây là lúc nội dung của bạn cũng cần phải thay đổi!
Khi điều đó xảy ra, đôi khi bạn có thể nhìn vào kết quả tìm kiếm và xem điều gì đang xảy ra (ví dụ: một đối thủ cạnh tranh có nội dung tương tự chiếm lấy vị trí của bạn). 

“Cách xác định Split Content như thế nào?”

Nếu SERP của 1 từ khóa có xuất hiện thứ như
  • Ý định về tin tức, thời sự
  • Có dấu hiệu Ý định Nghiên cứu từ Wikipedia, hộp biểu đồ kiến ​​thức.
  • Có dấu hiệu Ý định Trực quan từ các bộ video và đề xuất Ý định Video, Hình Ảnh trong điều hướng.
  • Có dấu hiệu Ý định tìm kiếm địa điểm từ một bộ kết quả địa điểm trong 20 kết quả hàng đầu
Thì có lẽ là đây một trong những từ khóa có ý định không rõ ràng nhất mà tôi từng nghiên cứu. 

“Cách xử lý Split intent”

Sẽ luôn có kết quả tìm kiếm của 10 link đầu thể hiện có ý định rõ ràng trên SERPs để bạn phát triển từ khóa đúng hướng với search intent của người dùng. 
Còn Split Intent sẽ cần chuyên viên SEO giàu kinh nghiệm đào sâu vào ý định người dùng để tìm ra search intent chính nhất. 
Nhưng bạn biết mà, đôi khi chúng ta vẫn tìm kiếm mà không có ý định cụ thể nào cả. Do vậy hoặc là bạn lựa chọn nghiên cứu thêm hoặc bỏ qua những ý định như luôn ^^!

Kết luận

Google ngày càng thông tin, cải tiến liên tục bộ máy tìm kiếm của chúng. Do vậy, đó là lí do người dùng không thể bỏ nó ra được cuộc sống của mình.
Là một SEOer, chúng ta cũng sẽ như Google. Cải tiến phương pháp, kỹ thuật của mình. Với mục tiêu đặt người dùng làm trọng tâm, tôi khuyến khích bạn áp dụng những kiến thức trên mà tôi chia sẻ càng sớm càng tốt nhé. Trước khi bị ảnh hưởng quá nặng nề. 
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, đừng ngần ngại liên lạc với đội ngũ Linemedia Việt Nam nhé!
Hãy chia sẻ kết quả hoặc thành tựu của bạn khi áp dụng kiến thức mới sẽ là nguồn động lực to lớn cho tôi và đội ngũ! 
Chúc bạn thành công!

Bài viết tham khảo:
linemedia.vn@gmail.com

Toàn tập: Kích thước ảnh quảng cáo facebook chuẩn 2020



Lựa chọn bộ ảnh đăng bài chạy quảng cáo facebook, nhưng khi tải lên, chúng lại không hiển thị như ý định ban đầu? Ảnh ngang thì bị hiển thị dọc? Ảnh vuông thì bị hiển thị ngang?
Khá khó chịu nhỉ? Nếu bạn đang đọc bài viết này, tôi nghĩ rằng bạn đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này đúng không nào?
Lấy giấy bút hay bật file note sẵn sàng lưu lại những thông số kích thước ảnh quảng cáo facebook quan trọng tôi chia sẻ ngay sau đây nhé! Let’s go!

Vì sao kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook lại quan trọng?

Việc nắm rõ kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook không chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong thao tác nghiên cứu thiết kế hình ảnh mà còn đảm bảo hiệu quả truyền tải ý tưởng đến khách hàng, đúng không?
Hiểu được điều này là bạn đã thành công 50% rồi đấy! Cách này sẽ giúp tăng tương tác, bình luận của người dùng cho bài viết quảng cáo của bạn.
Ngoài ra chúng còn giúp bạn đăng tải hình ảnh chất lượng cao, rõ nét, phù hợp kích thước với các hình thức quảng cáo facebook khác nhau lẫn nhiều thiết bị xem đa dạng theo người dùng/ khách hàng.

Tổng hợp các kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook chuẩn

KKích thước hình ảnh quảng cáo bài viết trên Facebook

Đây là hình thức quảng cáo phù hợp nhất đối với các sản phẩm, dịch vụ ở thời điểm hiện tại. Cũng chính vì điều đó mà đa phần các doanh nghiệp, cửa hàng đều chọn quảng cáo facebook khi muốn thu hút khách hàng để đẩy mạnh hoạt động, kinh doanh bán hàng.
Để tôi chia sẻ cho bạn các kích thước cụ thể:

1. Kích thước 4 hình vuông

Nếu bạn muốn hình ảnh quảng cáo xuất hiện trong bài viết khi hiển thị đến khách hàng tiềm năng của bạn với bố cục 4 hình vuông. Các bạn chỉ cần lấy kích thước như sau:
– 4 hình đầu tiên: 900*900 pixel (Bắt buộc)
– Các hình sau đó các bạn có thể lấy kích thước nào tùy các bạn nhé, miễn hình sản phẩm sinh động và thu hút để người dùng tương tác, bình luận là được.


Kích thước 4 hình vuông
Đây là kích thước tiêu chuẩn. Chỉ cần lấy kích thước chuẩn này, đảm bảo lên khung hình sản phẩm sẽ rõ nét, sinh động và có được bố cục đẹp.

2. Kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook 1 hình ngang & 3 hình dưới

Nếu bạn muốn hiển thị 1 ảnh ngang nằm trên và 3 ảnh nhỏ nằm dưới, đây là kích thước ảnh facebook ads bạn sẽ cần thiết kế, có kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook chuẩn:
  • Hình đầu tiên (hình ngang trên cùng): 900 * 603 pixel
  • 3 hình tiếp theo (là 3 nằm bên dưới): 900 * 900 pixel
  • Các hình phía sau các bạn có thể lấy hình ảnh có kích thước như thế này tùy ý.

3. Kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook 1 hình đứng và 3 hình nhỏ bên cạnh

Đây cũng là một bố cục đẹp, hiệu quả bạn cần lựa chọn khi quảng cáo bài viết cùng các hình ảnh. Loại ảnh quảng cáo này khá phổ biến. Để quảng cáo facebook hiển thị hình ảnh quảng cáo liên quan với bố cục như thế nào, các bạn cần lấy kích thước ảnh như sau nhé:
  • Hình đứng (hình đầu tiên): 598 * 900 pixel
  • 3 hình nhỏ bên cạnh (3 hình tiếp theo): 900 * 900 pixel
  • Các hình còn lại, kích thước tùy ý. 

4. Kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook 1 hình đứng và 2 hình nhỏ

Với bố cục này thì các bạn chỉ có thể sử dụng 3 hình ảnh quảng cáo facebook thôi nhé. Để hình ảnh quảng cáo facebook hiển thị với bố cục như thế này, các bạn chỉnh kích thước các ảnh quảng cáo bài viết facebook như sau:
  • Hình đứng (Hình đầu tiên): 448 * 900 pixel
  • 2 hình nhỏ bên phải (2 hình tiếp theo): 900 * 900 pixel.

5. Kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook cho bố cục 1 hình ngang và 2 hình nhỏ bên dưới

Nếu bạn muốn hình ảnh quảng cáo trong bài viết hiển thị với bố cục như thế này, các bạn chỉ được quảng cáo facebook cho 3 hình ảnh trong một bài viết. Và thông tin kích thước ảnh chuẩn chạy quảng cáo facebook cụ thể cho các hình như sau:
  • Hình nằm ngang (đầu tiên): 900 * 452 pixel
  • 2 hình bên dưới: 900 * 900 pixel

6. Kích cỡ ảnh quảng cáo Facebook cho bố cục 3 hình nằm ngang đều nhau

Nếu như muốn bài viết quảng cáo facebook, các hình ảnh hiển thị theo bố cục này các bạn cần lấy kích size hình Facebook chuẩn cho 3 hình như sau: 900 * 900 pixel.

7. Kích cỡ ảnh quảng cáo Facebook cho bố cục 2 hình nằm ngang đều nhau

Với bố cục này, các bạn cũng chỉ có thể quảng cáo cho 2 hình ảnh trong một bài viết. Và thông tin kích thước chuẩn cho cả 2 hình như sau: 900 * 452 pixel

8. Ảnh chạy quảng cáo Facebook cho bố cục 2 hình đứng

Hoặc nếu không muốn 2 hình hiển thị theo bố cục nằm ngang các bạn cũng có thể chọn bố cục đứng, kích cỡ ảnh quảng cáo chuẩn cho 2 hình như sau: 900 * 900 pixel.

9. Kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook chuẩn cho 1 hình duy nhất

Hoặc nếu các bạn không muốn ảnh quảng cáo facebook xuất hiện cùng lúc quá nhiều trong bài viết, chỉ một là đủ thì điều quan trọng nhất chính là phải chọn kích thước để hình ảnh quảng cáo hiển thị một cách đơn giản, đẹp nhất, sinh động nhất và thu hút nhất.
Và nếu muốn như vậy, các bạn cần chọn 1 trong 2 size hình như sau:
  • 900 * 900 pixel
  • 1200 * 900 pixel
Đó là phần thông tin kích thước 4 ảnh quảng cáo Facebook bài viết trong chính sách Facebook. Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về thông tin kích thước chuẩn.

Kích thước ảnh Facebook Ads theo hình thức quảng cáo

1. Facebook Feed Ads

Mọi nhà quảng cáo facebook đang tranh giành không gian trên một nguồn cấp dữ liệu Facebook của người dùng. Đây là được coi là ‘bất động sản’ chính để quảng cáo Facebook nổi bật thu hút khách hàng.
Có sẵn ở cả định dạng hình ảnh hoặc video, những loại quảng cáo này sẽ xuất hiện trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Bắt đầu nào:
  • Cung cấp thông tin kích thước và hướng dẫn cho hình ảnh quảng cáo facebook:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1200 x 628 pixel.
    • Chiều rộng và chiều cao tối thiểu: 600 pixel.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với một liên kết.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể làm tăng cơ hội giao hàng thất bại.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo facebook:
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 30 ký tự.
  • Nguồn cấp dữ liệu quảng cáo video:
    • Đề xuất để tải lên video độ phân giải cao nhất có thể.
    • Kích thước tối thiểu 600 x 315 (1.9:1 landscape) hoặc 600 x 600 (vuông).
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16:9 (Ngang: 16:9, Hình vuông: 1:1, Dọc: 4:5 hoặc 2:3 và chân dung đầy đủ: 9:16).
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng video tối đa là 240 phút.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo facebook:
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 30 ký tự.
Quảng cáo băng chuyền Facebook là một trong những định dạng quảng cáo facebook hoàn hảo để giới thiệu thương hiệu của bạn bằng nhiều hình ảnh hoặc video.
Đối với các nhà bán lẻ, thật tuyệt vời khi ảnh quảng cáo hiển thị nhiều màu sắc, kích cỡ và các thông tin chi tiết quan trọng khác để thuyết phục người mua. Định dạng này có sẵn cho cả video và hình ảnh cho tất cả các vị trí quảng cáo của Carousel.
Ngoài ra, Quảng cáo băng chuyền Facebook có trên 6 loại khác nhau:
  • Nguồn cấp dữ liệu Facebook (Hình ảnh và Video)
  • Cột quảng cáo bên phải trang Facebook
  • Bài viết tức thì trên Facebook
  • Thị trường Facebook
  • Mạng khán giả Facebook bản địa, biểu ngữ và quảng cáo xen kẽ
  • Hộp thư đến của Messenger
May mắn thay, chỉ có một vài khác biệt giữa mỗi loại quảng cáo trong Carousel cho quảng cáo hình ảnh và video. Xem thông số kỹ thuật tại đây:
  • Nguyên tắc và kích thước hình ảnh quảng cáo của băng chuyền
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: ít nhất 1080 x 1080 pixel.
    • Chiều rộng và chiều cao tối thiểu 600 pixel (tối thiểu 254 x 133 pixel cho Quảng cáo băng chuyền gia đình Messenger).
    • Tối thiểu 2 thẻ và tối đa 10 thẻ cho mỗi quảng cáo Carousel.
    • Tỷ lệ được đề xuất là 1: 1.
    • Kích thước hình ảnh tối đa 30MB.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Thông số kỹ thuật quảng cáo băng chuyền đơn giản:
    • Độ phân giải được đề xuất là tối thiểu 1080 x 1080.
    • Tối thiểu 2 thẻ và tối đa 10 thẻ cho mỗi quảng cáo Carousel.
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng video là 240 phút.
    • Hình thu nhỏ video có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo băng chuyền
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 40 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 20 ký tự (tùy chọn trên Bài viết tức thời).

3. Quảng cáo Facebook bên cột phải (Facebook right column ads)

Đối với các doanh nghiệp, loại quảng cáo này có thể hoạt động cực kỳ tốt. Tuy nhiên, mặc dù chúng đơn giản chỉ xuất hiện trên giao diện máy tính để bàn, dữ liệu cho thấy chúng có CPC cao nhất (giá mỗi lần click) trong số các loại quảng cáo Facebook khác.
  • Nguyên tắc và kích thước hình ảnh quảng cáo cột bên phải:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1200 x 628 pixel.
    • Chiều rộng và chiều cao tối thiểu 600 pixel.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo cột bên phải:
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 30 ký tự.

4. Quảng cáo video trong luồng của Facebook (Facebook in-stream video ads)

Quảng cáo video in-stream của Facebook khác với quảng cáo nguồn cấp dữ liệu thông thường vì chúng chỉ tồn tại trong 5 đến 15 giây.
Theo chiến lược CPC, tỷ lệ trên mục tiêu trung bình là gần 90% và có tỷ lệ xem hoàn thành là 70%. Các video ngắn, nhanh là một lựa chọn hoàn hảo cho các thương hiệu nếu đang cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng/ người dùng bằng các tương tác nhỏ xung quanh.
  • Thông số quảng cáo video trong luồng:
    • Đề xuất để tải lên video độ phân giải cao nhất có thể.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là 16: 9 (tỷ lệ rơi trong khoảng từ 9:16 đến 16: 9).
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng video là 5 đến 15 giây.
    • Rất khuyến khích để bao gồm âm thanh video.
    • Chú thích là tùy chọn tương tự, nhưng nên
    • Hình thu nhỏ video có văn bản 20% trở lên có thể tăng cơ hội gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.

55. Bài viết quảng cáo Facebook tức thời (Facebook Instant Articles ads)

Bạn đang tìm cách để quảng bá một phần nội dung trên Facebook? Việc phát hành quảng cáo Bài viết tức thời của Facebook cho phép tải nhanh nội dung và tương tác thông qua ứng dụng Facebook.
Ngoài ra, các nhà quảng cáo cũng có tùy chọn để đặt quảng cáo trong các bài viết. Định dạng quảng cáo này có sẵn cho hình ảnh và video:
  • Hướng dẫn và kích thước hình ảnh quảng cáo bài viết tức thì:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1.200 x 628 pixel.
    • Chiều rộng và chiều cao tối thiểu 600 pixel.f
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Thông số quảng cáo video bài viết tức thì:
    • Đề xuất để tải lên video độ phân giải cao nhất có thể.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9.
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng tối đa của video là 240 phút.
    • Hình thu nhỏ video có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo bài viết tức thì:
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 30 ký tự.

6. Facebook Marketplace ads

Facebook Marketplace hoạt động như một trung tâm mua sắm các mặt hàng trên mạng dành cho mọi người trong cộng đồng. Trong khi sử dụng qua tính năng này, quảng cáo của bạn sẽ được chạy trên Facebook Marketplace.
Đây là một điều lý tưởng nếu bạn muốn thu hút người dùng/ khách hàng vào trang web của mình để tìm kiếm thông tin một số sản phẩm cụ thể hoặc thậm chí là địa điểm để mua sản phẩm đó. Facebook Marketplace đều có định dạng cho cả video và hình ảnh.
  • Nguyên tắc và kích thước hình ảnh quảng cáo trên Marketplace:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1.200 x 628 pixel.
    • Chiều rộng và chiều cao tối thiểu 600 pixel.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Thông số quảng cáo video trên Marketplace:
    • Đề xuất để tải lên video độ phân giải cao nhất có thể.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9.
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng tối đa của video là 240 phút.
    • Hình thu nhỏ video có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo trên Marketplace:
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 30 ký tự

7. Audience Network nguyên bản, biểu ngữ và quảng cáo xen kẽ (Audience Network native, banner and interstitial ads)

Nếu các bạn đang tìm cách quảng cáo trên các mạng lưới khác, nhưng qua Facebook, định dạng này là hoàn hảo cho bạn. Quảng cáo trên Facebook Audience Network hoạt động nguyên bản, trên các biểu ngữ và quảng cáo xen kẽ.
Cho dù đó là các vị trí trước hoặc giữa cuộn, thật tuyệt biết nội dung của các bạn sẽ xuất hiện trên các nhà xuất bản đáng tin cậy. Hãy nghĩ về điều này như Quảng cáo hiển thị riêng của Facebook.
  • Nguyên tắc và kích thước hình ảnh quảng cáo của Audience Network:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1.200 x 628 pixel.
    • Chiều rộng tối thiểu 254 pixel và chiều cao 133 pixel.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Thông số quảng cáo video của Audience Network:
    • Đề xuất để tải lên video độ phân giải cao nhất có thể.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9.
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng tối thiểu của video là 10 giây và tối đa là 121 giây.
    • Hình thu nhỏ video có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo của Audience Network:
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết (tùy chọn): 30 ký tự

8. Quảng cáo Message được tài trợ (Sponsored Message ads)

Nếu các bạn đã có một số người dùng tương tác trên Facebook Messenger, nhưng không có tiến triển thêm?
Nếu các bạn muốn nhắm mục tiêu tập trung lại vào những người dùng này, bạn có thể sử dụng quảng cáo Messenger để tương tác lại với những người dùng/ khách hàng này.
Tuy nhiên, việc chọn định dạng này có một số nhược điểm như các bạn chỉ có thể nhắm tới những người dùng mà bạn đã có cuộc hội thoại trước đó.
  • Hướng dẫn hình ảnh quảng cáo tin nhắn được tài trợ:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1.200 x 628 pixel.
    • Chiều rộng tối thiểu là 254 pixel và chiều cao 133 pixel.
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự quảng cáo tin nhắn được tài trợ:
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.
    • Mô tả liên kết: 30 ký tự.

9. Messenger Home ads

Khi người dùng xem qua trang chủ Facebook Messenger của họ, quảng cáo được tài trợ sẽ xuất hiện giữa các cuộc hội thoại. Định dạng quảng cáo này chỉ khả dụng cho nội dung hình ảnh và chỉ xuất hiện trên ứng dụng Facebook Messenger.
  • Hướng dẫn hình ảnh quảng cáo Facebook messenger:
    • Kích thước đề xuất: 1.200 x 628 pixel.
    • Rộng từ 254 pixel và cao là 133 pixel.
    • Tỷ lệ khung hình đề xuất là 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với link.
    • Định dạng: JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể không được thông qua trong quá trình duyệt quảng cáo hoặc bị phạt ngừng quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự Facebook messenger:
    • Văn bản: 125 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.

10. Quảng cáo Collection Facebook (Bao gồm quảng cáo Trải nghiệm tức thì)

Quảng cáo Collection Facebook là một cách tuyệt vời để cung cấp tính năng duyệt web trực quan cao cấp trong tất cả các loại quảng cáo.
Mặc dù nó chỉ có sẵn trong Facebook Feeds nhưng loại quảng cáo này cho phép ảnh bìa hoặc video (cả hai đều có trên quảng cáo Collection) để giới thiệu một số sản phẩm.
Ngoài ra, khi người dùng click vào phiên bản toàn màn hình, người dùng sẽ được gửi đến Trải nghiệm tức thì (trước đây gọi là Canvas). Tại đây, người dùng được trải nghiệm để tìm hiểu thêm về thương hiệu.
  • Nguyên tắc và kích thước hình ảnh quảng cáo của Collection Facebook:
    • Rộng và cao: tối thiểu 600 pixel.
    • Tỷ lệ đề xuất là 1: 1 cho hình vuông, 16: 9 cho hình ngang.
    • Kích thước hình ảnh tối đa 30MB.
    • Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG.
    • Hình ảnh có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Thông số quảng cáo video của Bộ sưu tập Facebook:
    • Độ phân giải được đề xuất là tối thiểu 1200 x 628 pixel.
    • Các định dạng video được đề xuất là .MP4 và .MOV.
    • Kích thước tệp video tối đa là 4GB.
    • Thời lượng video là 120 phút (khuyến nghị dưới 2 phút).
    • Hình thu nhỏ video có văn bản 20% trở lên có thể gây thất bại trong việc chuyển tải quảng cáo.
  • Giới hạn ký tự của Bộ sưu tập Facebook:
    • Văn bản: 90 ký tự.
    • Tiêu đề: 25 ký tự.

11. Facebook Stories Ads

Snapchat bắt đầu xu hướng cho người dùng tải hình ảnh/video lên và thêm vào bộ sưu tập và biến mất sau 24 giờ. Instagram đã nhận ra cơ hội thành công lớn và đã tạo ra một phiên bản của nó – Instagram Stories. Stories trên Facebook hiện cũng đang rất phổ biến.
Bạn có thể tạo quảng cáo dọc toàn màn hình xuất hiện giữa các Stories. Hình ảnh Stories được hiển thị trong 5 giây trừ khi người dùng vuốt ra khỏi Stories đó, video kéo dài trong thời lượng cho phép của video (tối đa 15 giây).
Stories trên Facebook có thể sử dụng kết hợp hình ảnh tĩnh và video ngắn, những quảng cáo cũng có thể làm tương tự.
Hãy nhớ để lại khoảng 250 pixel ở trên cùng và dưới cùng của mỗi slide vì đó là nơi cho hình ảnh thông tin và kêu gọi hành động (call-to-action).
  • Các kích thước và thông số kỹ thuật chính thức cho hình ảnh quảng cáo trên Facebook là:
    • Kích thước hình ảnh được đề xuất: 1080 x 1920 (nhưng giữ văn bản của bạn trong phạm vi 1080 x 1420)
    • Tỷ lệ hình ảnh: 1,91 đến 9:16
    • Hình ảnh không quá 20% văn bản
    • Các loại tệp hình ảnh: .jpg hoặc .png
  • Các kích thước và thông số kỹ thuật chính thức cho video quảng cáo trên Facebook Stories là:
    • Đề xuất để tải lên video gốc có độ phân giải cao nhất có thể:
    • Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 1,91 đến 9:16
    • Để trống lại 250 pixel ở trên cùng và dưới cùng từ văn bản và logo
    • Nhiều định dạng video được chấp nhận nhưng khuyến nghị .MP4 hoặc .MOV
    • Kích thước tệp video tối đa: 4GB
    • Thời lượng video tối đa: 15 giây
    • Hình ảnh thu nhỏ video không quá 20% văn bản.

Kết luận

Đây là tất cả nội dung các thông số liên quan được sử dụng cho kích thước ảnh quảng cáo Facebook phù hợp mà tôi muốn chia sẻ. Khá dài đúng không nào?
Bạn đã có đủ thông tin mình cần tìm kiếm rồi chứ? Nếu có bất kỳ thắc mắc về kích thước hình ảnh quảng cáo Facebook Ad, chỉ cần bình luận ngay bên dưới bài viết. Tôi sẽ chia sẻ hoặc giải đáp phần bình luận của bạn trong thời gian gần nhất.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Facebook, cách quảng cáo trên Facebook hay kiếm tiền trên Facebook từ các nội dung bài viết liên quan trong mục Kiến thức Marketing trên blog này của tôi nhé!
Thành công hay không là ở bạn. Thực hành ngay nào! Chúc bạn thành công!

Bài viết tham khảo:
linemedia.vn@gmail.com